Tin tức
Hướng dẫn phân loại gỗ ván ghép thanh
Cập nhật: 19/05/2018
Lượt xem: 2387

Tổng cục Hải quan vừa có công văn trả lời Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam về việc phân loại và điều chỉnh mức thuế suất mặt hàng ván ghép thanh. 

Ảnh minh họa.

Theo Tổng cục Hải quan, căn cứ Biểu thuế xuất khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 122/2016/NĐ- CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ thì mặt hàng ván ghép thanh có thể phân chia loại vào một số nhóm tùy vào mức độ gia công. Cụ thể:

Nhóm 44.07 gồm mặt hàng gỗ đã cưa hoặc xẻ theo chiều dọc, lạng hoặc bóc, đã hoặc chưa bào, chà nhám hoặc ghép nối đầu, có độ dày trên 6mm; các mặt hàng thuộc nhóm này có mức thuế suất thuế xuất khẩu là 25%.

Nhóm 44.12 gồm mặt hàng gỗ dán, tấm gỗ dán veneer và các loại gỗ ghép tương tự; các mặt hàng thuộc nhóm này có mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0%.

Nhóm 44.13 gồm mặt hàng gỗ đã được làm tăng độ rắn, ở dạng khối, tấm, thanh hoặc các dạng hình; các mặt hàng thuộc nhóm này có mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0%.

Cũng theo Tổng cục Hải quan, để phân loại chính xác thì việc phân loại hàng hóa phải căn cứ vào hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin về thành phần, tính chất lý, hóa, tính năng, công dụng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Tại công văn đề nghị, Hiệp hội đã cung cấp tên, quá trình sản xuất và hình ảnh mặt hàng nhập khẩu, nhưng các thông tin đó chưa đủ cơ sở để phân loại theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP như chất liệu, thành phần keo kết dính; tỷ trọng ván; đã hay chưa được tăng độ rắn... Theo đó, Tổng cục Hải quan chưa đủ cơ sở để xác định mã số hàng hóa đối với mặt hàng có tên gọi ván ghép thanh nêu trên.

Riêng đối với kiến nghị điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng gỗ, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cần liên hệ với Vụ Chính sách thuế - Bộ Tài chính để được xử lý theo đúng chức năng, nhiệm vụ quy định.

Nguồn: baohaiquan.vn

 
 
 
Danh mục dịch vụ
Hộ trợ trực tuyến
Hotline: 84 (0) 91 435 9493
Email: contact@asglobal.vn
 
Kinh doanh
 
Chứng từ (Docs)
Khách hàng tiêu biểu
  • VIETTHANG
  • VBC