Tin tức
Trường hợp nào phải xin cấp mã số tạm nhập tái xuất?
Cập nhật: 01/03/2016
Lượt xem: 3761

Công ty có vướng mắc liên quan đến việc kinh doanh tạm nhập tái xuất như sau:

1. Có cần phải đăng ký xin mã tạm nhập tái xuất hay không?

2. Khi thông quan tờ khai nhập Công ty có được đưa hàng ra khỏi cảng mang về kho bảo quản?

3. Hợp đồng của Công ty với đối tác nước ngoài khi nhập về là giá đó, khi xuất khẩu đi có được tăng giá không?

4. Tiền thuế NK và VAT đã nộp lúc nhập khẩu, thủ tục hoàn thuế như thế nào?

Trả lời:
 

1/ Vướng mắc 1:

- Căn cứ Điểm b.2.1 Khoản 1 Điều 82 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:

“Điều 82. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập-tái xuất

1. Thủ tục hải quan tạm nhập

b) Hồ sơ hải quan tạm nhập:

Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này, ngoài ra trong hồ sơ hải quan tạm nhập phải có:

b.1) Hợp đồng mua bán hàng hóa nhập khẩu: 01 bản chụp;

b.2) Đối với hàng hóa thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập-tái xuất có điều kiện theo quy định của Chính phủ:

b.2.1) Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất do Bộ Công Thương cấp: 01 bản chụp;

b.2.2) Giấy phép tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp đối với mặt hàng theo quy định phải được Bộ Công Thương cấp phép: 01 bản chính”.

Căn cứ quy định nêu trên, Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất phải đăng ký và được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất do Bộ Công thương cấp.

2/ Vướng mắc 2:

Căn cứ Khoản 5 Điều 82 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:

“5. Địa điểm lưu giữ

Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất (bao gồm các trường hợp đã hoàn thành thủ tục tạm nhập hoặc đã hoàn thành thủ tục tái xuất, chờ thực xuất) được lưu giữ tại một trong các địa điểm sau:

a) Khu vực chịu sự giám sát hải quan tại cửa khẩu;

b) Cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa hoặc kho ngoại quan tại cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu xuất;

c) Kho, bãi của thương nhân thuộc địa bàn hoạt động hải quan đã được Bộ Công Thương cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất”.

Căn cứ quy định nêu trên hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được lưu giữ bảo quản tại các địa điểm nêu trên bao gồm kho, bãi của thương nhân thuộc địa bàn hoạt động hải quan đã được Bộ Công Thương cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất.

3/ Vướng mắc 3:

Việc thể hiện trị giá lô hàng khi tái xuất trên Hợp đồng đề nghị Công ty căn cứ vào thực tế giao dịch giữa Công ty và đối tác.

4/ Vướng mắc 4:

Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 84 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định về việc hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu cho tờ khai tạm nhập như sau:

“Điều 84. Quản lý, theo dõi tờ khai hải quan tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập

1. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất

b) Sau khi tái xuất, thương nhân thực hiện thủ tục hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu cho tờ khai tạm nhập theo quy định tại mục 4 Chương VII Thông tư này tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập”

(Nguồn:dncustoms.gov.vn)

 
 
 
Danh mục dịch vụ
Hộ trợ trực tuyến
Hotline: 84 (0) 91 435 9493
Email: contact@asglobal.vn
 
Kinh doanh
 
Chứng từ (Docs)
Khách hàng tiêu biểu
  • VIETTHANG
  • VBC