Tin tức
Thủ tục xuất khẩu phế liệu
Cập nhật: 17/01/2016
Lượt xem: 4544

Thủ tục xuất khẩu phế liệu nhanh gọn đơn giản tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian của bạn.Gọi ngay cho Vinacus để được tư vấn báo giá miễn phí.


 Chính sách xuất khẩu:

Căn cứ quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, mặt hàng bạn hỏi không thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, do đó khi xuất khẩu chỉ phải làm thủ tục xuất khẩu thông thường tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.

Về thủ tục xuất khẩu, bạn đọc tham khảo các quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Đối với hàng xuất khẩu, tùy thuộc yêu cầu của nước nhập khẩu mà bạn đọc cần cung cấp thêm chứng từ phù hợp. Bạn có thể liên hệ với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) để được hướng dẫn.

 Về thuế, mã HS:

Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất và cấu tạo thực tế của hàng hóa xuất khẩu.
Để xác định chính xác mã số HS, trước khi làm thủ tục hải quan, công ty bạn có thể đề nghị xác định trước theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính “Quy định thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”

Về thủ tục xuất khẩu phế liệu bạn có thể tham khảo ví dụ xuất khẩu phế liệu đồng ,nhôm dư thừa của doanh nghiệp:

 

Về quyền xuất khẩu: 

Quyền xuất khẩu của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quy định tại Điều 3 Thông tư số 08/2013/TT-BCT ngày 22/4/2013 của Bộ Công thương “Quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”, như sau: 

“1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu, được mua hàng hoá tại Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài, bao gồm hàng hoá do doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp khác nhập khẩu vào Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và nghĩa vụ tài chính khác, theo các điều kiện sau:
  • a) Hàng hóa xuất khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu theo cam kết quốc tế;
  • b) Hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu có điều kiện, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật;
  • c) Hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo lộ trình trong các cam kết quốc tế, doanh nghiệp phải thực hiện theo lộ trình cam kết;
  • d) Mặt hàng xuất khẩu phải phù hợp với nội dung quyền xuất khẩu doanh nghiệp đã được cấp phép thực hiện.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu được trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật.
 
3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với việc xuất khẩu hàng hoá theo quy định của pháp luật.
 
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu chỉ được trực tiếp mua hàng hóa của thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền nhập khẩu, quyền phân phối hàng hóa đó để xuất khẩu; không được tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm việc mở địa điểm để mua gom hàng hóa xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.”

Do đó, nếu công ty đã được cấp quyền xuất khẩu, thì được xuất khẩu phế liệu thu được từ quá trình sản xuất. 

Về mã số HS: 

  • Đối với đồng phế liệu, bạn đọc có thể tham khảo mã số HS 7404.00.00 “Đồng phế liệu và mảnh vụn”;
  • Đối với nhôm phế liệu: bạn đọc có thể tham khảo nhóm 76.02 “Nhôm phế liệu và mảnh vụn”, mã số HS 7602.00.00 “Phoi tiện, phoi bào, bụi xẻ, mùn mạt giũa, bột nghiền, bột đẽo của nhôm, đã hoặc chưa được ép thành khối hay đóng thành kiện, bánh, bó” hoặc mã số HS 7602.00.00 “loại khác”.
  • Đề nghị bạn đọc căn cứ vào thực tế tính chất, thành phần cấu tạo,… của hàng hóa và áp dụng 06 (sáu) quy tắc phân loại  để xác định mã HS chi tiết và thuế suất thuế xuất khẩu phù hợp với thực tế hàng hóa.

Về thuế: 
 Khoản 3 Điều 2 Thông tư số 164/2013/TT-BTC quy định:

“Thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng xuất khẩu được sản xuất, chế biến từ nguyên liệu nhập khẩu:

  • a) Trường hợp hàng hóa có đủ điều kiện xác định là được sản xuất, chế biến từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu thì không phải nộp thuế xuất khẩu...
  • c) Hồ sơ không phải nộp thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 126 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu...”

(Nguồn:customs.gov.vn)

 
 
 
Danh mục dịch vụ
Hộ trợ trực tuyến
Hotline: 84 (0) 91 435 9493
Email: contact@asglobal.vn
 
Kinh doanh
 
Chứng từ (Docs)
Khách hàng tiêu biểu
  • VIETTHANG
  • VBC