Thủ tục và thuế nhập khẩu thịt gà đông lạnh
Thủ tục và thuế nhập khẩu thịt gà đông lạnh nhanh chóng đơn giản tiết kiệm tối đa chi phí cũng như thời gian của bạn.Gọi ngay cho Vinacus để được tư vấn báo giá hỗ trợ miễn phí.
Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu:
a) Cơ quan kiểm dịch động vật tổ chức thực hiện việc kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu sử dụng làm thực phẩm và không dùng làm thực phẩm: Theo quy định tại Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y (sau đây gọi là Nghị định số 119); Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y (sau đây gọi là Quyết định số 15); Thông tư số 11/2009/TT-BNN ngày 04/3/2009 quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/3/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi là Thông tư số 11).
b) Riêng đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu dùng làm thực phẩm: Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu đăng ký thêm với các đơn vị trực thuộc Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản để thực hiện việc lấy mẫu kiểm tra, chứng nhận chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.”
– Căn cứ điều 1 Thông tư 25/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/04/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu có quy định:
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm: sản phẩm động vật trên cạn dùng làm thực phẩm; sản phẩm động vật thủy sản dùng làm thực phẩm; trách nhiệm và quyền hạn của các bên có liên quan.”
Thông tư trên hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu bao gồm các sản phẩm động vật trên cạn và sản phẩm động vật thủy sản dùng làm thực phẩm. Do đó tất cả các hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu đều phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ áp dụng riêng cho các sản phẩm từ động vật tươi sống.
– Căn cứ điểm 1 công văn 5328/TCHQ-GSQL ngày 13/09/2010 của Tổng Cục Hải quan hướng dẫn thông quan hàng hóa là động vật, sản phẩm động vật đông lạnh nhập khẩu : “1. Khi làm thủ tục hải quan cho động vật, sản phẩm động vật đông lạnh nhập khẩu (bao gồm động vật trên cạn và động vật dưới nước), cơ quan Hải quan căn cứ vào một trong các giấy tờ quy định tại Điều 1 và Điều 2 Thông tư số 53/2010/TT-BNNPTNT ngày 10/09/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực từ ngày 10/09/2010 để làm thủ tục và thông quan hàng hóa (không yêu cầu doanh nghiệp phải nộp Giấy đăng ký kiểm dịch và kiềm tra vệ sinh an toàn thực phẩm), các giấy tờ gồm:
– Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật không dùng làm thực phẩm;
– Giấy chứng nhận kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm sản phẩm động vật nhập khẩu dùng làm thực phẩm;
– Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu không dùng làm thực phẩm;
– Giấy chứng nhận kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu dùng làm thực phẩm;”
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu, người khai hải quan nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan hồ sơ hải quan, gồm các chứng từ sau:
a) Tờ khai hải quan: nộp 02 bản chính;
b) Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng: nộp 01 bản sao (trừ hàng hoá nêu tại khoản 5, khoản 7, khoản 8 Điều 6 Thông tư này); hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu nhập khẩu uỷ thác): nộp 01 bản sao;
Hợp đồng mua bán hàng hoá phải là bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh, nếu là ngôn ngữ khác thì người khai hải quan phải nộp kèm bản dịch ra tiếng Việt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch.
c) Hóa đơn thương mại (trừ hàng hoá nêu tại khoản 8 Điều 6 Thông tư này): nộp 01 bản chính;
d) Vận tải đơn (trừ hàng hoá nêu tại khoản 7 Điều 6 Thông tư này, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa): nộp 01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc sao chụp từ bản chính có ghi chữ copy, chữ surrendered;
Đối với hàng hoá nhập khẩu qua bưu điện quốc tế nếu không có vận tải đơn thì người khai hải quan ghi mã số gói bưu kiện, bưu phẩm lên tờ khai hải quan hoặc nộp danh mục bưu kiện, bưu phẩm do Bưu điện lập.
Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hoá (cargo manifest) thay cho vận tải đơn.
e) Tuỳ từng trường hợp cụ thể dưới đây, người khai hải quan nộp thêm, xuất trình các chứng từ sau:
e.1) Bản kê chi tiết hàng hoá đối với hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: nộp 01 bản chính hoặc bản có giá trị tương đương như điện báo, bản fax, telex, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
e.2) Giấy đăng ký kiểm tra hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra chất lượng, của cơ quan kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, của cơ quan kiểm dịch (sau đây gọi tắt là cơ quan kiểm tra) đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra về chất lượng, về vệ sinh an toàn thực phẩm; về kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật: nộp 01 bản chính;
e.3) Chứng thư giám định đối với hàng hoá được thông quan trên cơ sở kết quả giám định: nộp 01 bản chính;
e.4) Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu đối với hàng hoá thuộc diện phải khai tờ khai trị giá theo quy định tại Quyết định số 30/2008/QĐ-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn khai báo: nộp 02 bản chính;
e.5) Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật: nộp 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc bản sao khi nhập khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu, lập phiếu theo dõi trừ lùi;
e.6) Nộp 01 bản gốc giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) trong các trường hợp:
e.6.1) Hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước nước có thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam (trừ hàng hoá nhập khẩu có trị giá FOB không vượt quá 200 USD) theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó;
e.6.2) Hàng hoá nhập khẩu được Việt Nam và các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;
e.6.3) Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phần biệt dối xử, các biện pháp về thuế để tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan;
e.6.4) Hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương mà Việt Nam là thành viên.
Hãy liên hệ VINACUS để được tư vấn miễn phí và báo giá chi tiết
VIET NAM CUSTOMS BROKER & FREIGHT FORWARDING COMPANY
Address: Tầng 6, Tòa nhà văn phòng 34G, X4 Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: 84 4 37950580 Fax: 84 4 37950581
Email: contact@vinacus.com Website: www.vinacus.com
Customer Service: Ms. Phùng Thu Hà # 0914359493
Email: ha.phung@vinacus.com.vn
Skype: laura.sga / ubi.tuyen