Tin tức
Thủ tục nhập khẩu hàng nguy hiểm
Cập nhật: 16/01/2016
Lượt xem: 6082

Hồ sơ chủ yếu để xin Giấy phép nhập khẩu hàng nguy hiểm:

  • Đơn khai báo hàng nguy hiểm nhập khẩu;
  • Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu  (theo mẫu);
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Hợp đồng nhập khẩu hàng nguy hiểm (bản sao hợp lệ);
  • Bản chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS)- Bản nguyên gốc và bản dịch Tiếng Việt;
  • Bộ chứng từ gửi hàng của nhà cung cấp ;
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh sử dụng hàng nguy hiểm,chất hoá là hoá chất độc hại và sản phẩm có hoá chất độc hại;

Thủ tục thực hiện:

  • Các tổ chức đề nghị xác nhận khai báo hàng nguy hiểm nộp hồ sơ trực triếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cục Hóa chất (Bộ Công Thương)(hoặc đơn vị liên quan);
  • Kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, Cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức để hoàn chỉnh hồ sơ;
  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục Hóa chất thẩm tra nội dung hồ sơ. Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện, trong thời hạn 15 ngày làm việc, Cục Hóa chất cấp giấy xác nhận cho tổ chức. Nếu hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Hóa chất trả lời bằng văn bản cho tổ chức, nêu rõ lý do không cấp.
  • ĐÓNG GÓI VÀ DÁN NHÃN HÀNG NGUY HIỂM
    Điều 7. Đóng gói hàng nguy hiểm để vận chuyển
    1. Các Bộ, ngành quy định tại Điều 5, khoản 2 Điều 10 Nghị định này có trách nhiệm công bố danh mục hàng nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển.
    2. Việc đóng gói hàng nguy hiểm trong lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Những loại hàng, nhóm hàng chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của các Bộ quản lý ngành.
    Điều 8. Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm
    1. Bộ quản lý ngành quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này có trách nhiệm quy định các loại vật liệu dùng để làm bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển; tiêu chuẩn kỹ thuật sử dụng và tiêu chuẩn kiểm định của bao bì chứa đựng, thùng chứa tương ứng với mỗi loại chất, mỗi nhóm hàng nguy hiểm.
    2. Chỉ được sử dụng những bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm đạt quy chuẩn quy định của các cơ quan có thẩm quyền.
    Điều 9. Nhãn hàng, biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm
    1. Việc ghi nhãn hàng nguy hiểm được thực hiện theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa.
    2. Phía ngoài mỗi kiện hàng, thùng chứa hàng nguy hiểm có dán biểu trưng nguy hiểm. Kích thước, ký hiệu, màu sắc biểu trưng nguy hiểm được quy định tại Mục 1 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
    3. Báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật màu vàng cam, ở giữa có ghi số UN (mã số Liên hợp quốc). Kích thước báo hiệu nguy hiểm được quy định tại Mục 2 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Vị trí dán báo hiệu nguy hiểm ở bên dưới biểu trưng nguy hiểm.
    Điều 10. Sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng nguy hiểm, quy cách đóng gói, tiêu chuẩn bao bì, thùng chứa
    1. Việc kiến nghị sửa đổi, bổ sung danh mục hàng nguy hiểm quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này do các Bộ nêu tại khoản 2 Điều này thực hiện và gửi Bộ Giao thông vận tải để tổng hợp, trình Chính phủ theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.
    2. Việc quy định về quy cách đóng gói quy định tại Điều 7 Nghị định này; tiêu chuẩn bao bì, thùng chứa quy định tại khoản 1 Điều 8 và dán biểu trưng hàng nguy hiểm quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này do các Bộ sau đây chịu trách nhiệm công bố chậm nhất là 180 ngày, sau ngày Nghị định này có hiệu lực:
    a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, bổ sung các quy định về các loại thuốc bảo vệ thực vật;
    b) Bộ Y tế xây dựng, bổ sung các quy định về các hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng;
    c) Bộ Công thương xây dựng, bổ sung các quy định về các loại xăng dầu, khí đốt và các hóa chất nguy hiểm dùng trong sản xuất công nghiệp;
    d) Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng và bổ sung các quy định về các chất phóng xạ;
    đ) Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, bổ sung các quy định về các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng nguy hiểm.
    Chương 4.
    VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM
    Điều 11. Điều kiện của người lao động khi tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm
    1.  Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải được huấn luyện và được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện về loại hàng nguy hiểm mà mình vận chuyển theo quy định của các Bộ quản lý ngành quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
    2. Người thủ kho, người áp tải hàng nguy hiểm bắt buộc phải được huấn luyện về loại hàng nguy hiểm do mình áp tải hoặc lưu kho bãi.
    3. Bộ quản lý ngành quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này chịu trách nhiệm:
    a) Quy định loại hàng nguy hiểm khi vận chuyển mà người điều khiển phương tiện bắt buộc phải được huấn luyện và được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện;
    b) Quy định loại hàng nguy hiểm khi vận chuyển bắt buộc phải có người áp tải hàng;
    c) Tổ chức huấn luyện và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện cho người điều khiển phương tiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
    d) Tổ chức huấn luyện cho người thủ kho, người áp tải hàng nguy hiểm.
    Điều 12. Xếp, dỡ hàng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển và lưu kho bãi
    1. Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xếp, dỡ hàng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển và lưu kho, bãi phải tuân thủ đúng chỉ dẫn về bảo quản, xếp, dỡ, vận chuyển của từng loại hàng nguy hiểm hoặc trong thông báo của người gửi hàng.
    2. Việc xếp, dỡ hàng nguy hiểm phải do người thủ kho, người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát.
    3. Trong trường hợp không quy định phải có người áp tải theo Điều 11 Nghị định này thì người vận tải phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người gửi hàng.
    Điều 13. Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm
    1. Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông.
    2. Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn do các Bộ quản lý ngành quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này quy định.
    3. Căn cứ quy định về tiêu chuẩn của các Bộ quản lý ngành, cơ quan kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ thực hiện kiểm định và chứng nhận phương tiện cơ giới đường bộ đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm.
    4. Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải dán biểu trưng nguy hiểm của loại, nhóm loại hàng đang vận chuyển. Nếu trên một phương tiện có xếp nhiều loại hàng khác nhau thì phía ngoài phương tiện cũng dán đầy đủ biểu trưng của các loại hàng đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên và phía sau phương tiện.
    5. Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm sau khi dỡ hết hàng nếu không tiếp tục vận chuyển loại hàng đó thì phải được làm sạch và bóc, xóa hết biểu trưng nguy hiểm.
    6. Nghiêm cấm việc sử dụng phương tiện không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc không đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm để vận chuyển hàng nguy hiểm.
    Điều 14. Quy định về việc bảo đảm an toàn khi vận chuyển hàng nguy hiểm
    Chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện khi vận chuyển hàng nguy hiểm ngoài việc tuân thủ quy định của Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành, các quy định của pháp luật liên quan còn phải tuân thủ các quy định sau đây:
    1. Tuân thủ các quy định về tuyến đường vận chuyển, các điểm dừng, đỗ trên đường, thời gian thực hiện vận chuyển, mức xếp tải trên phương tiện được ghi trong Giấy phép.
    2. Chấp hành yêu cầu của người gửi hàng trong thông báo gửi cho người vận tải.
    3. Phải theo sự hướng dẫn của đơn vị trực tiếp quản lý hoặc đơn vị thi công khi vận chuyển hàng nguy hiểm là chất dễ cháy, chất dễ tự bốc cháy, chất nổ lỏng hoặc đặc khử nhậy đi qua các công trình cầu, hầm đặc biệt quan trọng hoặc các công trình khác đang được thi công trên đường giao thông có nhiệt độ cao, lửa hàn, tia lửa điện.
    Điều 15. Trách nhiệm đối với người gửi hàng
    1. Đóng góp đúng kích cỡ, khối lượng hàng và chất liệu bao bì, thùng chứa theo quy phạm an toàn kỹ thuật của từng loại hàng.
    2. Bao bì ngoài phải có nhãn hàng hóa, có dán biểu trưng nguy hiểm theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Nghị định này.
    3. Có hồ sơ về hàng nguy hiểm bao gồm:
    a) Giấy gửi hàng ghi rõ: tên hàng, mã số, loại nhóm hàng, khối lượng tổng cộng, loại bao bì, số lượng bao gói, ngày sản xuất, nơi sản xuất, tên địa chỉ người gửi hàng, người nhận hàng;
    b) Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cấm lưu thông của cơ quan có thẩm quyền (nếu là hàng nguy hiểm cấm lưu thông).
    4. Thông báo bằng văn bản cho người vận tải về những yêu cầu phải thực hiện trong quá trình vận chuyển, hướng dẫn xử lý trong trường hợp có tai nạn, sự cố kể cả trong trường hợp có người áp tải.
    5. Cử người áp tải nếu hàng nguy hiểm có quy định bắt buộc có người áp tải.
    6. Bộ quản lý ngành quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này quản lý loại, nhóm hàng nguy hiểm nào thì hướng dẫn thực hiện Điều này áp dụng cho loại, nhóm hàng nguy hiểm đó.
    Điều 16. Trách nhiệm đối với người vận tải
    1. Bố trí phương tiện vận chuyển phù hợp với tiêu chuẩn quy định về loại hàng nguy hiểm cần vận chuyển.
    2. Kiểm tra hàng hóa bảo đảm an toàn vận chuyển theo quy định.
    3. Chấp hành đầy đủ thông báo của người gửi hàng và những quy định ghi trong Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
    4. Chỉ tiến hành vận chuyển khi có đủ giấy phép, biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm.
    5. Chỉ dẫn người điều khiển phương tiện về những quy định phải chấp hành khi vận chuyển hàng nguy hiểm được quy định tại Điều 14 Nghị định này.
    6. Người vận tải chỉ chấp nhận vận chuyển khi hàng hóa có đầy đủ thủ tục, hồ sơ hợp lệ, đóng gói bảo đảm an toàn trong vận chuyển.
    Điều 17. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân địa phương khi có sự cố trong vận chuyển hàng nguy hiểm
    Trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm, nếu xảy ra sự cố thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm huy động lực lượng kịp thời để:
    1. Giúp người điều khiển phương tiện và người áp tải hàng (nếu có) trong việc cứu người, cứu hàng, cứu xe.
    2. Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có sự cố, tổ chức cấp cứu nạn nhân.
    3. Tổ chức bảo vệ hàng hóa, phương tiện để tiếp tục vận chuyển hoặc lưu kho, bãi, chuyển tải theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
    4. Khoanh vùng, sơ tán dân cư ra khỏi khu vực ảnh hưởng nguy hiểm, đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên và cơ quan hữu quan khác để huy động các lực lượng cần thiết đến xử lý kịp thời.
    Chương 5.
    GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM
    Điều 18. Thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
    1. Bộ Công an cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9 quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
    2. Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 5, loại 7, loại 8 quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
    3. Bộ Y tế cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đối với các hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng.
    4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất bảo vệ thực vật.
    5. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đối với các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng nguy hiểm.
    6. Các Bộ có thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm nêu tại các khoản: 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này quy định cụ thể về trình tự, thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
    Điều 19. Nội dung, mẫu Giấy phép và thời hạn Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
    1. Nội dung chủ yếu của Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm:
    a) Tên phương tiện, biển kiểm soát;
    b) Tên chủ phương tiện;
    c) Tên người điều khiển phương tiện;
    d) Loại, nhóm hàng nguy hiểm, trọng lượng hàng;
    đ) Nơi đi, nơi đến;
    e) Hành trình, lịch trình vận chuyển;
    g) Thời hạn vận chuyển.
    2. Mẫu Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm do các Bộ các thẩm quyền cấp quản lý và phát hành.
 
 
 
Danh mục dịch vụ
Hộ trợ trực tuyến
Hotline: 84 (0) 91 435 9493
Email: contact@asglobal.vn
 
Kinh doanh
 
Chứng từ (Docs)
Khách hàng tiêu biểu
  • VIETTHANG
  • VBC