Một trong những mặt hàng khó chính là nhập khẩu gạch men! Với rất nhiều vướng mắc, thủ tục hành doanh nghiệp lên xuống, đồng thời với sự canh tranh gay gắt trên thị trường vật liệu xây dựng hiện này, làm thế nào để nhập khẩu nhanh đáp ứng tiến độ công trình, làm thế nào để giảm tối đa chi phí nhập khẩu để có giá bán cạnh tranh nhất cũng là điều khiến doanh nghiệp đau đầu.
Vinacus là đơn vị chuyên thủ tục hải quan xuất nhập khẩu mặt hàng gạch mem chúng tôi đã làm thủ tục xuất nhập khẩu nhiều lần kinh nghiệm tháo gỡ vướng mắc thủ tục nhanh gọn chuyên nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian của bạn.
Nhân đây chúng tôi cũng giới thiệu sơ lượt các bước tiến hành nhập khẩu gạch men mà chúng tôi đã làm suốt trong thời gian qua hy vọng mọi người có thể hiểu thêm phần nào về lĩnh vực này.
1/ Bộ hồ sơ hải quan bao gồm:
+ Đăng ký tờ khai Hải quan qua mạng trên hệ thống VNACC/VCIS ( mẫu in trên hệ thống)
+ Sale contract, Invoice, Packing list, Bill of lading, Thông báo hàng đến, Hóa đơn cước phí, C/O nếu có
Ngoài ra, tùy vào từng loại hàng cụ thể, bộ gồ sơ hải quan còn có những chứng từ sau:
•Giấy chứng nhận hợp quy do Viện VLXD cấp
•Giấy chứng nhận ISO 9001:2008 của nhà cung cấp
•Giấy chứng nhận môi trường ISO 14001:2004 của nhà cung
•Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, mẫu do Viện VLXD cấp theo thông tư 14.2010 BỘ XÂY DỰNG
2/ Lấy lệnh – Đăng ký chuyên ngành – Thủ tục Hải quan
+ Liên hệ hãng tàu/ đại lý để lấy lệnh giao hàng
+ Liên hệ cơ quan chuyên ngành để nộp hồ sơ đăng ký KTCL / KDTV,
+ Đăng ký tờ khai, kiểm hóa lô hàng, lấy mẫu, ký nhận biên bản với nhân viên kiểm tra chuyên ngành.
+ Đến cơ quan chuyên ngành lấy giấy chứng nhận KTCL / KDTV để thông quan lô hàng
3/ Giao nhận – vận chuyển - hoàn tất.
Về thủ tục nhập khẩu:
Áp dụng theo Thông tư số 194/2010/TT-BTC, ngày 06/12/2010, hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, gồm các thủ tục: Phân loại trước hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu – thực hiện theo điều 7, xác nhận trước xuất xứ hàng hoá nhập khẩu – thực hiện theo điều 8, xem hàng hoá trước khi khai hải quan – thực hiện theo điều 9, khai hải quan – thực hiện theo điều 10, và nộp cho cơ quan hải quan bộ hồ sơ nhập khẩu – theo khoản 2, điều 11, gồm có: Tờ khai hải quan - 02 bản chính; hợp đồng mua bán hàng hoá (hợp đồng được xác lập bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu, bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh, nếu là ngôn ngữ khác thì người khai hải quan phải nộp kèm bản dịch ra tiếng Việt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch) - 01 bản sao; hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu nhập khẩu uỷ thác): nộp 01 bản sao; hóa đơn thương mại - 01 bản chính; vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật - 01 bản sao; bản kê chi tiết hàng hoá đối với hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất - 01 bản chính hoặc bản có giá trị tương đương như điện báo, bản fax, telex, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật, C/O (đối với hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định thương mại ký với các nước, nhóm nước),...
Về thuế nhập khẩu:
Việc xác định mã số HS và thuế suất của một mặt hàng cụ thể phải căn cứ vào thành phần cấu tạo, mô tả hàng hóa, và thực tế hàng hóa. Bạn đọc chỉ nêu tên các mặt hàng nên chúng tôi không có cơ sở để trả lời cụ thể. Nếu gạch ốp lát là sản phẩm bằng đá, thạch cao, xi măng, amiăng, mica hoặc các vật liệu tương tự, đề nghị bạn đọc tham khảo chương 68, nhóm từ 68.08 đến 68.15, mã 6801.00.00.00 (gạch làm bằng sợi thực vật, sợi rơm rạ hoặc bằng phoi bào, mạt gỗ, gỗ giăm hoặc phế liệu khác, bằng gỗ đã được kết khối bằng xi măng, thạch cao hoặc chất dính khoáng khác), 6810.11.00.00 (gạch và gạch khối xây dựng bằng xi măng, bằng bê tông hoặc đá nhân tạo, đã hoặc chưa gia cố),…; nếu gạch ốp là gốm sứ, đề nghị bạn đọc tham khảo chương 69, nhóm 69.01, 69.02, 69.07 (gạch ốp lát tường bằng gốm không tráng men), 69.08 (gạch ốp lát tường bằng gốm, đã tráng men).
Để áp mã HS và mức thuế suất đúng với thực tế hàng hóa, đề nghị bạn đọc tham khảo:
- Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12/04/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 184/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, có hiệu lực từ 01/01/2011.
Nếu bạn đọc nhập khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc, hàng hóa đó thỏa mãn các điều kiện về xuất xứ hàng hóa, về điều kiện vận chuyển,… theo quy định tại Điều 2, Quyết định số 111/2008/QĐ-BTC ngày 01/12/2008 của Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2009 – 2011, sẽ áp dụng mức thuế suất theo biểu thuế ban hành kèm theo Quyết định này.