Tin tức
Thủ tục kiểm tra sau thông quan tại doanh nghiệp
Cập nhật: 06/01/2016
Lượt xem: 3865

Thủ tục kiểm tra sau thông quan tại doanh nghiệp,kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp.



 

1. Trình tự thực hiện:

  • - Bước 1: Thực hiện các công việc chuẩn bị trước khi ban hành quyết định kiểm tra. Trường hợp cần thiết khảo sát DN trước khi ban hành quyết định.
  • - Bước 2: Ra quyết định, thông báo quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở DN. Gửi quyết định kiểm tra đến DN trong 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 05 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra. Trừ trường hợp kiểm tra theo dâu hiệu vi phạm thì thực hiện ngay khi công bố quyết định, trao trực tiếp cho DN, không phải thông báo trước.
  • - Bước 3: Thực hiện kiểm tra tại DN: Công bố quyết định kiểm tra, DN cử người đại diện làm việc với đoàn kiểm tra, cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu theo yêu cầu. Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra theo phạm vi, nội dung ghi trên quyết định các nội dung kiểm tra được ghi bằng các biên bản kiểm tra.
  • - Bước 4: Đoàn kiểm tra báo cáo kết quả kiểm tra với thủ trưởng đơn vị tổ chức thực hiện kiểm tra và người quyết định kiểm tra; lập và gửi bản dự thảo kết luận kiểm tra.
  • - Bước 5: Kết luận kiểm tra sau thông quan: Trưởng đoàn lập và gửi bản dự thảo kết luận kiểm tra cho DN, thủ trưởng đơn vị chậm nhất 03 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra. DN hoàn thành việc giải trình trong trường hợp chưa thống nhất với nội dung dự thảo bản kết luận kiểm tra trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được bản dự thảo kết luận kiểm tra. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi hết thời hạn giải trình của DN, thủ trưởng đơn vị tổ chức kiểm tra có trách nhiệm: Xem xét DNvăn bản giải trình của DN  hoặc làm việc với đại diện của về những vấn đề cần làm rõ, nội dung làm việc được ghi bằng biên bản làm việc để làm căn cứ xem xét, ban hành kết luận kiểm tra. Trường hợp phức tạp cần có yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật, chưa đủ cơ sở kết luận thì việc ban hành kết luận được thực hiện sau khi có ý kiến của các cơ quan, đơn vị chuyên ngành.
  • - Bước 6: Người có thẩm quyền xử lý kết quả kiểm tra: Ban hành quyết định ấn định thuế (nếu có), quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có), quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có). Trường hợp DN không chấp hành quyết định kiểm tra thì xem xét việc xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức cập nhật thông tin, theo dõi, ban hành quyết định thuế (nếu có).
  • - Bước 7:  Lưu trữ, bảo quản hồ sơ kiểm tra.

2. Cách thức thực hiện:

  • Việc kiểm tra diễn ra tại trụ sở DN bao gồm trụ sở  nơi làm việc, nơi sản xuất, chi nhánh, nơi gửi hàng hóa, lưu trữ hồ sơ.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

  • * Thành phần hồ sơ: Tờ khai HQ, các chứng từ, tài liệu theo quy định về hồ sơ HQ.
  • * Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4. Thời hạn giải quyết:

  • - Thời gian kiểm tra theo kế hoạch là 15 ngày làm việc.
  • - Thời gian kiểm tra đối với trường hợp sau khi đã KTSTQ tại trụ sở cơ quan HQ chưa kết luận được phải quyết định kiểm tra tại trụ sở DN, kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm, kiểm tra theo chuyên đề là 05 ngày làm việc.
  • - Người ban hành quyết định kiểm tra quyết định gia hạn một lần. Thời gian gia hạn không quá thời gian kiểm tra tương ứng với từng trường hợp.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

  •  Doanh nghiệp

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

  • - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục Hải quan.
  • - Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Cục Kiểm tra sau thông quan.
  • - Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Hải quan.
  • - Cơ quan phối hợp (nếu có): Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xác minh, giám định.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

  • - Quyết định ấn định thuế (nếu DN còn thiếu tiền thuế).
  • - Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có vi phạm).
  • - Quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có).

8. Phí, lệ phí: không có.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

  • Hồ sơ hải quan, hàng hóa đã thông quan trong thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

  • - Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.
  • - Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005.
  • - Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH10 ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012.
  • Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan.
  • Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
  • Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế.
  • - Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày  10/9/2013 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
 
 
 
Danh mục dịch vụ
Hộ trợ trực tuyến
Hotline: 84 (0) 91 435 9493
Email: contact@asglobal.vn
 
Kinh doanh
 
Chứng từ (Docs)
Khách hàng tiêu biểu
  • VIETTHANG
  • VBC