Thủ tục kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan,kiểm tra sau thông quan tại trụ sở Tổng cục Hải quan
1. Trình tự thực hiện:
-
- Bước 1: Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo về nội dung, thời gian kiểm tra gửi doanh nghiệp; yêu cầu doanh nghiệp cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu.
-
- Bước 2: Doanh nghiệp cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi cần thiết; giải trình những nội dung liên quan. Thực hiện các yêu cầu kiểm tra của cơ quan hải quan.
-
- Bước 3: Công chức hải quan thực hiện việc kiểm tra hồ sơ, chứng từ; kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan nếu cần thiết.
-
- Bước 4: Kết thúc kiểm tra, công chức báo cáo phạm vi, nội dung, quá trình kiểm tra, kết quả kiểm tra, đề xuất dự thảo nội dung thông báo kết quả kiểm tra, biện pháp xử lý kết quả kiểm tra.
-
- Bước 5: Người có thẩm quyền xử lý kết quả kiểm tra.
-
- Bước 6: Lưu trữ, bảo quản hồ sơ kiểm tra: Ban hành quyết định ấn định thuế (nếu có), quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có), quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có).
2. Cách thức thực hiện:
-
Doanh nghiệp nộp hồ sơ, chứng từ, tài liệu trực tiếp hoặc gửi bằng hình thức gián tiếp đến Tổng cục Hải quan (Cục Kiểm tra sau thông quan).
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
-
* Thành phần hồ sơ: Tờ khai hải quan, các chứng từ, tài liệu theo quy định về hồ sơ hải quan.
-
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:
-
- Thời gian kiểm tra tối đa 02 ngày làm việc.
-
- Thông báo kết quả kiểm tra cho Doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra.
-
- Trường hợp phải kiểm tra sau thông quan tại trụ sở Doanh nghiệp thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan, cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
-
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục Hải quan.
-
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Cục Kiểm tra sau thông quan.
-
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Hải quan.
-
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xác minh.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
-
-Ban hành Quyết định ấn định thuế (nếu Doanh nghiệp còn thiếu tiền thuế).
-
- Ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có vi phạm).
-
- Ban hành Quyết định KTSTQ tại trụ sở Doanh nghiệp (trường hợp phải kiểm tra sau thông quan tại trụ sở Doanh nghiệp).
8. Phí, lệ phí:
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
-
Hồ sơ hải quan, hàng hóa đã thông quan trong thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
-
- Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
-
- Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005;
-
- Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH10 ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;
-
- Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan;
-
- Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
-
-Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế;
-
- Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu