Thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất đơn giản nhanh gọn tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian của bạn.Gọi ngay cho Vinacus để được tư vấn báo giá miễn phí.
Đối với cá nhân, tổ chức:
-
- Nộp Hồ sơ hải quan
-
- Nộp Hồ sơ thanh khoản
Đối với cơ quan Hải quan
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất thực hiện theo quy định đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, gồm các bước sau:
-
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thuế.
-
-
Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa.
-
-
Bước 3: Thu lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” và trả tờ khai cho người khai hải quan
-
-
Bước 4:. Phúc tập hồ sơ
-
-
Bước 5:. Thanh khoản tờ khai tạm nhập.
Ngoài ra do tính đặc thù của loại hình này nên có một số quy định cụ thể như sau:
1. Địa điểm làm thủ tục hải quan:
-
a. Hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất chỉ được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu;
-
-
b. Hàng hoá khi tái xuất được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu tái xuất.
-
-
c. Hàng hoá tạm nhập – tái xuất là hàng hoá thuộc danh mục cấm nhập khẩu thì phải lưu giữ trong khu vực cửa khẩu nhập, phải làm thủ tục tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập hàng. Trường hợp hàng tái xuất được phép đi qua cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập thì việc giám sát hàng hoá trong quá trình vận chuyển đến cửa khẩu xuất áp dụng như đối với hàng chuyển cửa khẩu.
2. Quản lý hàng tạm nhập - tái xuất:
-
a. Khi làm thủ tục tái xuất ngoài những chứng từ như đối với hàng hoá xuất khẩu thương mại người khai hải quan phải nộp một bản sao và xuất trình bản chính Tờ khai hàng tạm nhập
-
-
b. Hàng hoá tạm nhập phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan và có thể chia thành nhiều lô hàng để tái xuất. Khi tái xuất, doanh nghiệp phải tái xuất một lần hết lượng hàng khai trên một tờ khai tái xuất;
-
-
c. Hàng hoá tái xuất đã hoàn thành thủ tục hải quan phải được xuất qua cửa khẩu trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi hàng đến cửa khẩu xuất. Trong trường hợp có lý do chính đáng được Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất chấp nhận thì hàng hoá tái xuất được lưu tại cửa khẩu xuất, nhưng không quá thời hạn hiệu lực của tờ khai tái xuất.
3. Thanh khoản tờ khai tạm nhập:
-
a. Chi cục hải quan làm thủ tục tạm nhập hàng hoá chịu trách nhiệm thanh khoản tờ khai tạm nhập.
-
-
b. Hồ sơ thanh khoản thực hiện theo hướng dẫn tại điều 118 Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009.
-
-
c. Thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 điều 131 Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009.
-
-
d. Trường hợp hàng hoá tạm nhập không tái xuất hết, doanh nghiệp đề nghị được chuyển tiêu thụ nội địa thì phải có văn bản gửi cơ quan hải quan. Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập hàng xem xét, giải quyết cho doanh nghiệp chuyển tiêu thụ nội địa và thanh khoản trên cơ sở tờ khai tạm nhập, không đăng ký tờ khai mới mà chỉ khai và nộp thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng (nếu có) theo quy định. Thời hạn nộp thuế, phạt chậm nộp thuế thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 18 Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009.
Hàng hoá tạm nhập chuyển tiêu thụ nội địa phải tuân thủ chính sách thuế, chính sách quản lý nhập khẩu như hàng hoá nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
-
+ Tờ khai hải quan: 02 bản chính
-
-
+ Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng: 01 bản sao;
-
-
+ Hóa đơn thương mại: 01 bản chính, và 01 bản sao;
-
-
+ Bản kê chi tiết: 01 bản chính, và 01 bản sao;
-
-
+ Vận tải đơn: 01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc bản chính của các bản vận tải đơn có ghi chữ copy;
-
-
+ Trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc diện phải kiểm hoặc phải xin phép của Bộ Công Thương thì nộp 01 bản chính;
-
-
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
(Nguồn:vanban.hanoi.gov.vn)