Tin tức
Thủ tục đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá Tra,cá basa
Cập nhật: 24/12/2015
Lượt xem: 5329

1. Giấy chứng nhận về an toàn vệ sinh thực phẩm (DL)  (Công văn tải về tại đây)

 

Trong thời gian tối đa là 15 ngày kể từ ngày hết hạn, Hiệp hội Cá tra Việt Nam vẫn xác nhận Giấy đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá Tra với doanh nghiệp có 2 hồ sơ: (i) Giấy đề nghị của doanh nghiệp gửi đến Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) hoặc cơ quan có trách nhiệm địa phương về việc yêu cầu kiểm tra nhà máy chế biến để duy trì chứng nhận; (ii) Xác nhận nhà nhập khẩu không yêu cầu có Giấy xác nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chánh, Hiệp hội cá Tra Việt Nam thông báo doanh nghiệp đã nộp Giấy chứng nhận còn hiệu lực không phải nộp giấy chứng nhận trong bộ hồ sơ Đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra cho đến khi Chứng nhận hết hiệu lực.
 

2. Đăng ký theo từng lô hàng xuất khẩu (Công văn tải về tại đây).

Trong quá trình thực hiện, Hiệp hội đã thực hiện đúng theo tinh thần của Nghị định số 36/2014/NĐ- CP và Thông tư số 23/2014/TT-BNNPTNT, đồng thời Hiệp hội xử lý nhanh chóng các hồ sơ đăng ký hợp đồng xuất khẩu cá tra của doanh nghiệp để trách làm ách tắc và ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các trường hợp sai, chỉnh sửa, hủy thuộc các trường hợp Giấy đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra bao gồm rất nhiều hợp đồng xuất của doanh nghiệp. Xử lý hồ sơ sai, hủy, chỉnh sửa một phần của hồ sơ này sẽ gây mất rất nhiều thời gian trong việc thẩm định hồ sơ, ảnh hưởng đến tiến độ xử lý hồ sơ của các doanh nghiệp khác. Theo yêu cầu của Cục Hải quan Tây Đô Cần Thơ cũng như ý kiến của nhiều cơ quan hải quan cửa khẩu khác, doanh nghiệp nên thực hiện đăng ký một hợp đồng xuất hoặc từng lô hàng xuất trong một bộ hồ sơ Đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá Tra để Cục Hải quan quản lý và giải quyết hồ sơ nhanh chóng chính xác.
 

Điều kiện xuất khẩu các sản phẩm cá tra

 

Thứ nhất, đối với thương nhân có cơ sở chế biến cá tra thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về chế biến thực phẩm thủy sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.

2. Cơ sở chế biến cá tra phải nằm trong quy hoạch nuôi, chế biến cá tra đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc chấp thuận.
3. Áp dụng các biện pháp phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm cá tra chế biến.
4. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, thực hiện các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản và được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận cơ sở chế biến thủy sản đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.
5. Bảo đảm chất lượng đã công bố đối với sản phẩm cá tra xuất xưởng; tự kiểm tra và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm cá tra đã công bố; thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
6. Đối với cơ sở chế biến cá tra xây dựng mới, phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, công nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trước khi hoạt động.
Đối với thương nhân không có cơ sở chế biến cá tra thì phải có hợp đồng gia công hoặc hợp đồng mua sản phẩm tại cơ sở chế biến đủ điều kiện theo quy định.
Đặc biệt đến 31/12/2015, các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
 
Thứ hai, phải đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra với Hiệp hội cá tra Việt Nam theo quy định. Chỉ những lô hàng của hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra đã được Hiệp hội cá tra Việt Nam xác nhận mới được thông quan.
(Nguồn:HQ Online-baohaiquan.vn)

 
 
 
Danh mục dịch vụ
Hộ trợ trực tuyến
Hotline: 84 (0) 91 435 9493
Email: contact@asglobal.vn
 
Kinh doanh
 
Chứng từ (Docs)
Khách hàng tiêu biểu
  • VIETTHANG
  • VBC