Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi thuỷ sản
Công ty chúng tôi xin được hỏi : trong năm 2015 khi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi thuỷ sản từ nước Nga , chúng tôi có được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng hay không .
Trả lời:
Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo,… của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Căn cứ:
-
- Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính “Hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng; kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”;
-
- Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính, bạn đọc có thể tham khảo thức ăn chăn nuôi thủy sản tại:
-
23.09 “Chế phẩm dùng trong chăn nuôi động vật”, mã số HS 2309.90.13- Thức ăn hoàn chỉnh, loại dùng cho tôm;...
-
Đề nghị căn cứ vào thực tế hàng hóa nhập khẩu và áp dụng 06 (sáu) quy tắc phân loại tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính để xác định mã HS phù hợp.
-
Để xác định chính xác mã số HS, trước khi làm thủ tục hải quan, bạn có thể đề nghị xác định trước theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính “Quy định thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.
1/ Thuế nhập khẩu:
Thời điểm tính thuế, tỷ giá tính thuế; căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế nhập khẩu được quy định tại Mục 4 Chương II Thông tư số 38/2015/TT-BTC dẫn trên.
Nga nằm trong Phụ lục I “Danh sách các nước và vùng lãnh thổ đã có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại hàng hóa với Việt Nam” tại Công văn số 0622/BTM-PC “v/v cập nhật danh sách các nước và vùng lãnh thổ đã có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc và ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại hàng hóa với Việt Nam” nên áp dụng mức thuế suất theo quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung.
2/ Thuế giá trị gia tăng:
Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính “Hướng dẫn thực hiện về thuế giá trị gia tăng (GTGT), quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ”quy định về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng như sau:
“2. Bổ sung khoản 3a vào Điều 4 như sau:
“3a. Phân bón là các loại phân hữu cơ và phân vô cơ như: phân lân, phân đạm (urê), phân NPK, phân đạm hỗn hợp, phân phốt phát, bồ tạt; phân vi sinh và các loại phân bón khác;
Thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản và thức ăn cho vật nuôi khác, bao gồm các loại sản phẩm đã qua chế biến hoặc chưa qua chế biến như cám, bã, khô dầu các loại, bột cá, bột xương, bột tôm, các loại thức ăn khác dùng cho gia súc, gia cầm, thủy sản và vật nuôi khác, các chất phụ gia thức ăn chăn nuôi (như premix, hoạt chất và chất mang) theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 5/2/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi và khoản 2, khoản 3 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;...””
Thức ăn thủy sản thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, do đó không phải nộp thuế GTGT khi nhập khẩu.
(Nguồn:customs.gov)