Tin tức
Ngành Hải quan muốn hàm lượng formaldehyt đối với cả nguyên phụ liệu dư thừa
Cập nhật: 25/02/2016
Lượt xem: 2920
Công văn số 1083/TCHQ-GSQL ngày 4/2/2016 của Tổng cục Hải quan về vướng mắc khi thực hiện Thông tư số 37/2015/TT-BCT (2 trang)

Văn bản kiến nghị Bộ Công thương chấp thuận việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt bắt buộc đối với cả nguyên liệu gia công, SXXK dư thừa chuyển tiêu thụ nội địa.

Mặc dù điểm c khoản 1 Điều 11 Thông tư số 37/2015/TT-BCT và điểm 1 Công văn số 724/BCT-KHCN ngày 21/1/2016 bắt buộc nguyên liệu (vải) chuyển tiêu thụ nội địa sau khi kết thúc hợp đồng gia công hoặc SXXK phải kiểm tra hàm lượng formaldehyt. Tuy nhiên, theo khoản 5 Điều 64, khoản 1 Điều 71 Thông tư số38/2015/TT-BTC thì đối với nguyên liệu gia công dư thừa 3%, phế phẩm, phế liệu SXXK trong định mức sản xuất khi tiêu thụ nội địa chỉ phải khai nộp thuế, không phải làm thủ tục hải quan. Do vậy, cơ quan hải quan không có cơ sở kiểm tra hàm lượng formaldehyt đối với những trường hợp này

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1083/TCHQ-GSQL
V/v: vướng mắc khi thực hiện Thông tư số 37/2015/TT-BCT
Hà Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2016
 
Kính gửi: Bộ Công Thương.
Trong quá trình thực hiện Thông tư số 37/2015/TT-BCT quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố phản ánh vướng mắc khi thực hiện kiểm tra đối với vải nhập khẩu phục vụ gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, vải nhập khẩu là nguyên liệu của DNCX sau khi kết thúc hợp đồng và chuyển sang tiêu thụ nội địa theo quy định Thông tư này. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan xin trao đổi với Quý Bộ như sau:
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Thông tư 37/2015/TT-BCT ngày 30/10/2015 của Bộ Công Thương, đối với phần vải nguyên liệu chuyển tiêu thụ nội địa sau khi kết thúc hợp đồng gia công hay sản xuất xuất khẩu phải kiểm tra nhà nước theo Thông tư này.
Theo hướng dẫn tại điểm 1 công văn số 724/BCT-KHCN ngày 21/1/2016 của Bộ Công Thương, các sản phẩm thuộc đối tượng điều chỉnh quy định tại Thông tư số 37/2015/TT-BCT sau khi xuất khẩu còn dư hoặc khi xuất khẩu không đạt yêu cầu của nước nhập khẩu, quay lại tiêu thụ trong nước thì phải kiểm tra theo quy định tại Thông tư này.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính thì đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công không quá 3% tổng lượng nguyên liệu, vật tư thực nhập thì khi bán, tiêu thụ nội địa không phải làm thủ tục hải quan chuyển đổi mục đích sử dụng nhưng phải kê khai nộp thuế với cơ quan thuế nội địa theo quy định của pháp luật về thuế.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 71 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính thì phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức thực tế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu khi bán, tiêu thụ nội địa không phải làm thủ tục hải quan nhưng phải kê khai nộp thuế với cơ quan thuế nội địa theo quy định của pháp luật về thuế.
Căn cứ các quy định trên thì đối với trường hợp số lượng vải không vượt quá 3% trên tổng lượng nguyên liệu nhập khẩu để gia công; phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức thực tế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, vải nhập khẩu là nguyên liệu của doanh nghiệp chế xuất sau khi kết thúc hợp đồng và chuyển sang tiêu thụ nội địa, doanh nghiệp không phải làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện kiểm tra theo quy định tại Thông tư số 37/2015/TT-BCT.
Do lượng vải nêu trên khi chuyển tiêu thụ nội địa không làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan không quản lý lượng nguyên liệu, vật tư này; vì vậy, để tăng cường công tác quản lý đối với các doanh nghiệp thực hiện loại hình gia công, SXXK, DNCX không tự giác thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm theo quy định tại Thông tư số 37/2015/TT-BCT và đưa vào thị trường những sản phẩm dệt may không đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định, Tổng cục Hải quan kiến nghị: Đối với lượng vải nêu trên khi chuyển tiêu thụ nội địa thì phải thực hiện thủ tục kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may tương tự như các sản phẩm dệt may sản xuất trong nước quy định tại Điều 10 Thông tư số 37/2015/TT-BCT ngày 30/10/2015 của Bộ Công Thương.
Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Công Thương có ý kiến để Tổng cục Hải quan hướng dẫn hải quan, doanh nghiệp thực hiện thống nhất.
Xin nhận lại ý kiến tham gia trong ngày 26/2/2016.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý Bộ./.
   KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Vũ Ngọc Anh
 
 

 
 
 
Danh mục dịch vụ
Hộ trợ trực tuyến
Hotline: 84 (0) 91 435 9493
Email: contact@asglobal.vn
 
Kinh doanh
 
Chứng từ (Docs)
Khách hàng tiêu biểu
  • VIETTHANG
  • VBC