Tin tức
Mã HS của C/O ghi khác so với tờ khai vẫn có thể được chấp nhận
Cập nhật: 29/02/2016
Lượt xem: 11646

Công ty nhập khẩu lô hàng Thép không hợp kim cán phẳng, mác thép SK85 từ Nhật bản. Kích thước của thép là 0.13*8*COIL (dạng cuộn, kích thước 0.13*8mm). Phía đối tác cung cấp C/O from VJ cho Công ty theo mã 7211.14, và giải thích chiều dày của thép ở đây là 8mm, cách tính chiều dày là đặt cuộn thép xuống đất, chiều cao của cuộn thép chính là chiều dày. Tuy nhiên, theo Công ty hiểu thì 0.13*8mm thì chiều dày của thép là 0.13mm và chiều rộng là 8mm. Bởi vì khi cắt 1 đoạn thép ra thì đoạn thép này có dạng khối hộp chữ nhật, chiều 0.13mm là chiều cao (Công ty hiểu nó là chiều dày) và 8mm là chiều rộng. Vì thế nên căn cứ theo biểu thuế XNK thì mã HS đúng phải là 7211.19. Công ty xin được hỏi:

+ Cách hiểu về kích thước của cuộn thép ở đây như thế nào mới đúng?

+ Công ty khai báo hải quan sẽ áp mã HS theo C/O của sản phẩm là 7211.14 hay phải áp mã 7211.19 mới đúng?

+ Trong trường hợp Công ty áp mã có sự sai khác với HS trên C/O thì có được hưởng ưu đãi thuế theo C/O hay không?

Trả lời:
 

1/ Vướng mắc 1:

Đối với vướng mắc về cách hiểu kích thước của cuộn thép thì cần theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất và thỏa thuận ghi trong hợp đồng giữa hai bên nhưng phải phù hợp Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam ban hành theo Thông tư 156/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ tài Chính (Thông tư thay thế 103/TT-BTC/2015 ngày 01/7/2015 của Bộ tài Chính có hiệu lực từ ngày 15/8/2015) .

2/ Vướng mắc 2:

Trên cơ sở xác định được chính xác thông số kỹ thuật, tên gọi, thành phần của mặt hàng, Công ty căn cứ vào Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính; Căn cứ vào Chú giải của Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hóa năm 2007 của Hội đồng hợp tác Hải quan thế giới (HS 2007) và Căn cứ vào Biểu thuế xuất nhập nhập khẩu ưu đãi 2014 ban hành theo Thông tư 182/2015/TT-BTC  của Bộ Tài chính để xác định mã số thuế khi khai báo hải quan.

Lưu ý, căn cứ để áp mã số thuế là căn cứ vào hàng hóa thực tế nhập khẩu của Công ty tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở doanh nghiệp cung cấp tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Trung tâm phân tích phân loại của Hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan nơi công ty làm thủ tục và kết quả của Trung tâm phân tích phân loại xác định là cơ sở pháp lý và chính xác để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu đó.

3/ Vướng mắc 3:

Căn cứ Điểm c Khoản 2 Điều 26 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:

“c) Cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ trong trường hợp có khác biệt nhỏ, không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ và bản chất xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu, bao gồm:

c.1) Lỗi chính tả hoặc đánh máy;

c.2) Khác biệt trong cách đánh dấu tại các ô trên C/O: đánh dấu bằng máy hoặc bằng tay, đánh dấu bằng “x” hay “v”, nhầm lẫn trong việc đánh dấu;

c.3) Khác biệt nhỏ giữa chữ ký trên C/O và chữ ký mẫu;

c.4) Khác biệt về đơn vị đo lường trên C/O và các chứng từ khác (hóa đơn, vận tải đơn,…);

c.5) Sự khác biệt giữa khổ giấy của C/O nộp cho cơ quan hải quan với mẫu C/O theo quy định;

c.6) Sự khác biệt về màu mực (đen hoặc xanh) của các nội dung khai báo trên C/O;

c.7) Sự khác biệt nhỏ trong mô tả hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ và chứng từ khác;

c.8) Sự khác biệt mã số trên C/O với mã số trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu nhưng không làm thay đổi bản chất xuất xứ hàng hóa”.

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp có sự khác biệt mã số trên C/O với mã số trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu nhưng không làm thay đổi bản chất xuất xứ hàng hóa thì cơ quan Hải quan vẫn chấp nhận C/O


(Nguồn:dncustoms.gov.vn)

 
 
 
 
Danh mục dịch vụ
Hộ trợ trực tuyến
Hotline: 84 (0) 91 435 9493
Email: contact@asglobal.vn
 
Kinh doanh
 
Chứng từ (Docs)
Khách hàng tiêu biểu
  • VIETTHANG
  • VBC