Tin tức
Danh mục mới về các loại xe bị cấm hoặc chỉ được nhập khẩu theo giấy phép
Cập nhật: 08/03/2016
Lượt xem: 2820
Thông tư số 13/2015/TT-BGTVT ngày 21/4/2015 của Bộ Giao thông Vận tải về việc công bố danh mục hàng hóa nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải theo quy định tại Nghị định số187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ (14 trang)

Thông tư này ban hành 05 Phụ lục về danh mục hàng hóa do Bộ Giao thông vận tải quản lý chuyên ngành, bao gồm:

1. Danh mục các loại phương tiện chuyên dùng có tay lái bên phải hoạt động trong phạm vi hẹp và không tham gia giao thông được phép nhập khẩu (Phụ lục I)

2. Các loại xe ô tô và bộ linh kiện lắp ráp xe ô tô, các loại xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe máy chuyên dùng bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ thuộc diện cấm nhập khẩu (Phụ lục II)

3. Các loại phương tiện đã qua sử dụng và đã thay đổi kết cấu để chuyển đổi công năng so với thiết kế ban đầu bị cấm nhập khẩu (Phụ lục III)

4. Các loại vật tư, phương tiện đã qua sử dụng cấm nhập khẩu (Phụ lục IV)

5. Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải xin giấy phép của Bộ Giao thông vận tải

Theo đó, so với quy định cũ tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BGTVT , Thông tư này bổ sung mới 02 Danh mục cấm nhập khẩu, gồm: Danh mục các loại xe bị đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ (Phụ lục II) và Danh mục phương tiện đã qua sử dụng đồng thời thay đổi kết cấu để chuyển đổi công năng (Phụ lục III)

Tuy nhiên, riêng các loại xe bị đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ thuộc diện cấm nhập khẩu, Thông tư vẫn cho phép nhập khẩu với mục đích nghiên cứu phát triển sản phẩm

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/6/2016 và thay thế Quyết định số 19/2006/QĐ-BGTVT ngày 04/5/2006.

Điều 1. Công bố danh mục hàng hóa nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải theo quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP
1. Danh mục các loại phương tiện chuyên dùng (kể cả dạng tháo rời và dạng đã được chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam) có tay lái bên phải hoạt động trong phạm vi hẹp và không tham gia giao thông được phép nhập khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu bao gồm:
a) Các loại phương tiện vận tải có tay lái bên phải (kể cả dạng tháo rời và dạng đã được chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam) trừ các loại phương tiện quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Các loại xe ô tô và bộ linh kiện lắp ráp xe ô tô, các loại xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe máy chuyên dùng bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Các loại phương tiện đã qua sử dụng và đã thay đổi kết cấu để chuyển đổi công năng so với thiết kế ban đầu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Các loại vật tư, phương tiện đã qua sử dụng quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Cục Đăng kiểm Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải là cơ quan quản lý chuyên ngành thực hiện việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng các hàng hóa nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải được quy định tại Thông tư này.
Điều 2. Quy định về việc áp dụng Danh mục hàng hóa nêu tại Điều 1 của Thông tư
1. Danh mục được lập dựa trên cơ sở các quy định tại Nghị định số 187/2013/ NĐ-CP và Danh mục hàng hóa có mã số HS trong Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Hàng hóa có mã số HS 8 chữ số là đối tượng áp dụng.
3. Hàng hóa có mã số HS 6 chữ số được hiểu là tất cả các hàng hóa trong nhóm 6 số đó là đối tượng áp dụng.
4. Hàng hóa có mã số HS 4 chữ số được hiểu là tất cả các hàng hóa trong nhóm 4 số đó là đối tượng áp dụng.
Điều 3. Quy định về hồ sơ, thủ tục để nhập khẩu hàng hóa phục vụ nghiên cứu khoa học theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 187/2013/ NĐ-CP
1. Tổ chức có chức năng nghiên cứu khoa học, thương nhân có nhu cầu nhập khẩu để nghiên cứu phát triển sản phẩm nhưng thuộc đối tượng cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II của Thông tư này (sau đây gọi chung là tổ chức) gửi 1 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Vụ Khoa học - Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải.
2. Hồ sơ bao gồm:
a) Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đầu tư có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của tổ chức;
b) Văn bản đề nghị nhập khẩu của tổ chức kê khai cụ thể tên hàng, mã số HS, số lượng, mục đích sử dụng từng mặt hàng và xác nhận, cam đoan tính xác thực của các nội dung này: 1 (một) bản chính;
c) Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép đã được cấp trước đó (trừ trường hợp nhập khẩu lần đầu): 1 (một) bản chính.
3. Vụ Khoa học - Công nghệ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn tổ chức hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp) hoặc hướng dẫn và hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu chính). Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Vụ Khoa học - Công nghệ xem xét và có văn bản đồng ý cho tổ chức. Trường hợp không đồng ý nhập khẩu, Vụ Khoa học - Công nghệ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Tải toàn bộ Thông tư tại đây:Thông tư số 13/2015/TT-BGTVT

 
 
 
Danh mục dịch vụ
Hộ trợ trực tuyến
Hotline: 84 (0) 91 435 9493
Email: contact@asglobal.vn
 
Kinh doanh
 
Chứng từ (Docs)
Khách hàng tiêu biểu
  • VIETTHANG
  • VBC